Hiện nay nhiều đơn vị mong muốn tìm kiếm một giải pháp cho sàn chịu tải trọng lớn, độ bền cao, chống hóa chất, mài mòn dành riêng cho nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom,… Đó là lý do cho sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm sơn epoxy. Vậy quy trình thi công sơn sàn epoxy như thế nào và cần lưu ý điều gì, xin cùng tham khảo.

EPOXY LÀ GÌ?

Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước cao. Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững nên nhựa epoxy chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng. Đây là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan.

Thực chất Epoxy dạng nguyên thể không thể có những tính chất tuyệt vời như vậy mà cần kết hợp với các chất khác. Epoxy nguyên sinh có cấu trúc phân tử dạng mạch ngắn nên không đạt được những bộ tính chất theo yêu cầu. Chất đóng rắn có tác dụng nối mạch các phân tử epoxy nguyên sinh thành các mạch dài dạng lưới khiến nhựa epoxy thành phẩm có các bộ tính chất mà epoxy nguyên sinh không thể có đầy đủ. Xét về bản chất hóa học, các nhóm chức epoxy không thể tự kết nối với nhau nên epoxy phải có một chất tham gia tạo ra kết nối càng bền vững càng tốt.

 

SƠN EPOXY LÀ GÌ ?

Sơn epoxy bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1. Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia…mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.

ỨNG DỤNG SƠN EPOXY VÀO THỰC TẾ LÀ GÌ ?

Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường. Sơn epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng.

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN SÀN EPOXY THÔNG THƯỜNG

Chuẩn bị bề mặt sàn: Sàn thường làm bằng bê tông và bước đầu tiên là phải tiến hành đánh bóng, vệ sinh sạch sẽ.

Tiến hành thi công:

  • Sơn sàn Epoxy hệ lăn

Nguyên lý giống như thi công sơn nước, cũng bao gồm 1 lớp lót, 2 lớp màu, được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng công nghiệp, chịu tải trọng trung bình.

Đặc điểm: Dễ thi công, tính thẩm mỹ tương đối, độ dày đạt 0.3 – 0.5mm.

  • Sơn sàn Epoxy hệ tự san phẳng

Sơn epoxy tự san phẳng là sản phẩm sơn sàn epoxy cao cấp không chứa hàm lượng dung môi dễ bay hơi, tính tự cân bằng dòng cao có thể che lấp dễ dàng trạng thái bề mặt nền bê tông và hình thành một lớp epoxy dày 2-3 mm với tính thẩm mỹ cao và khả năng chịu tải trọng lớn. Quy trình thi công sơn sàn epoxy sơn epoxy tự cân bằng bao gồm các bước sau:

Bước 1: Mài xử lý bề mặt, tạo nhám và chân bám cho sàn.

Việc tạo nhám sẽ giúp lớp sơn bám dính và liên kết tốt với bê tông sàn. Dùng máy mài sàn công nghiệp gắn đĩa mài xử lý bề mặt, tạo nhám, chân bám và loại bỏ dị vật trên sàn. 

Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy.

Vệ sinh sạch bề mặt sàn sau đó thi công lớp sơn lót epoxy (Primer) giúp tăng cứng bề mặt và tạo liên kết trung gian.

Bước 3: Bả xử lý toàn bộ bề mặt sàn bằng sơn epoxy tự san phẳng.

Dùng sơn epoxy tự cân bằng bả xử lý toàn bộ bề mặt sàn giúp tạo chân bám sâu, tăng khả năng liên kết và loại bỏ bọt khí khi thi công.

Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy tự san phẳng hoàn thiện bề mặt.

Trộn đều 2 thành phần của sơn sàn epoxy tự phẳng bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn dùng cào gạt và cán đều sơn ra sàn. Dùng rulô gai lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn. Đây là công đoạn hoàn thiện quyết định chất lượng và thẩm mỹ của công trình nên yêu cầu thi công cẩn thận, tỉ mỉ.

Sau thời gian 24 tiếng người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn, tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.

Những yếu tố nào quyết định chất lượng của công trình thi công sơn sàn epoxy?

Chất lượng của công trình thi công sơn epoxy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, để có một công trình thi công sơn sàn epoxy đạt chất lượng và tính thẩm mỹ chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ công đoạn ban đầu:

  1. Chất lượng và độ phẳng của sàn nhà xưởng: Sơn sàn epoxy được thi công ngay trên nền bê tông của nhà xưởng nên độ phẳng và chất lượng của lớp bê tông sàn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của công trình thi công sơn epoxy.
  2. Hãng sơn, chủng loại và chất lượng của sản phẩm dùng để thi công Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm epoxy, bạn nên chọn nguyên liệu thi công cho công trình của mình là các hãng sơn lớn với chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường.
  3. Lựa chọn nhà thầu chuyên nghiệp để thi công cho mình. Việc lựa chọn nhà thầu chuyên thi công sơn sàn epoxy chuyên nghiệp vô cùng quan trọng bởi chính nhà thầu sẽ tư vấn, lên phương án và thi công cho bạn. Nếu bạn chọn nhà thầu ít kinh nghiệm, năng lực thi công kém bạn sẽ phải trả giá chính bằng chất lượng công trình của mình.

Để tìm hiểu thêm về thi công sàn epoxy, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY SONGOD

  • Địa chỉ: 33 Hoàng Văn Thái – Hòa Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng
  • Hotline: 0702.639.735 Mr Kiều
  • SĐT: 0236 3785 299
  • Email: info.godinpaint@gmail.com
  • Website: godinpaint.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *