Nắm vững quy trình sơn chống thấm ngoài trời bạn có thể giám sát đội ngũ thi công. Và đảm bảo được rằng mình sẽ có được ngôi nhà như ý, xứng đáng với chi phí bỏ ra. Ngày nay ,do nhu cầu chống thấm tăng mạnh, việc sử dụng lớp sơn ngoại thất không đáp ứng đủ khi đó việc dùng Sơn chống thấm ngoài trời đảm bảo hiệu quả chống thấm tường tốt nhất.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, chẳng hạn như do kết cấu bê tông không được đầm kỹ, do lớp xây không no mạch, lớp trát không chắc, hư hỏng lớp giấy cách nước, hư hỏng màng sơn chống thấm ngoài trời… Các vị trí thấm dột thường gặp như: sàn mái, sân thượng,.. đặc biệt là tường đứng. Vì thế, khi sử dụng sơn chống thấm ngoài trời để ngăn ngừa, khắc phục, bạn cần áp dụng kinh nghiệm sau:

Nên chống thấm thuận

Tiến hành chống thấm tường từ phía có nguồn nước để có thể chống thấm một cách chủ động, hiệu quả,hay còn gọi là chống thấm thuận. Chống thấm từ phía sau nguồn nước chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm xuôi, do đó còn gọi là chống thấm ngược.

Nên chống thấm “x2 tầng x2 lớp”.

Nghĩa là dùng các biện pháp chống thấm liên tiếp nhau thay vì chỉ chống thấm 1 lần là xong. Như với những bề mặt tường gồ ghề, lồi lõm, bạn không thể quét một lớp sơn chống thấm ngoài trời là xong. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến những vị trí khuyết tật này để hiệu quả chống thấm bền bỉ.

Đối với những kết cấu bê tông, trước khi tiến hành quét sơn chống thấm ngoài trời cần đầm chặt bê tông để gia tăng khả năng ngăn nước.

Chọn phụ phẩm sơn chống thấm ngoài trời chất lượng sẽ cho hiệu quả tốt nhất

Bởi ngoài sơn ra thì các phụ phẩm khác như chất quét lót, cũng như việc vệ sinh tường kỹ cũng là yếu tố quan trọng để chống thấm thành công.

Nên sơn chống thấm ngoài trời vào thời tiết khô ráo

Bề mặt cần chống thấm phải thật khô ráo bởi nếu ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm ngoài trời bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc.

Đó cũng là lý do vì sao quy trình sơn chống thấm ngoài trời nên được thực hiện vào những ngày khô ráo.

Nên vệ sinh tường kỹ trước khi chống thấm

Cạo sạch lớp sơn bong tróc và vệ sinh kỹ càng mang đến một bề mặt tường sạch sẽ, nhẵn mịn. Điều này không chỉ gia tăng hiệu quả chống thấm mà còn gia tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường.

Quy trình sơn chống thấm ngoài trời

1. CHỐNG THẤM TƯỜNG ĐỨNG BẰNG GL500

Quy trình gồm 3 bước:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

  • Tẩy bỏ các lớp không bám chắc trên bề mặt.
  • Dùng bàn chải sắt chà cho sạch các lớp tạp chất bám trên bề mặt.
  • Dùng giấy giáp, đá mài ráp phẳng bề mặt.
  • Dùng giẻ ẩm vệ sinh sạch, để khô.

Bước 2: Xử lý cục bộ

  • Đục mở các vết nứt theo hình chữ V (nếu có).
  • Áp dụng GL500 và Ximăng vào các vết nứt (nếu có).

Bước 3: Chống thấm đồng bộ

  • Dùng GL500 được trộn với xi măng theo tỷ lệ 1:1, dùng rulô hoặc chổi cọ quét phủ đều trên toàn bộ bề mặt diện tích cần chống thấm, phủ 02-03 lớp (các lớp cách nhau sau 12 giờ).

2. CHỐNG THẤM TƯỜNG ĐỨNG BẰNG GODIN GLOSSEX – GE436

Quy trình gồm 4 bước:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

  • Tẩy bỏ các lớp không bám chắc trên bề mặt.
  • Dùng bàn chải sắt chà cho sạch các lớp tạp chất bám trên bề mặt.
  • Dùng giấy giáp, đá mài ráp phẳng bề mặt.
  • Dùng giẻ ẩm vệ sinh sạch, để khô.

Bước 2: Xử lý cục bộ

  • Đục mở các vết nứt theo hình chữ V (nếu có).
  • Áp dụng GL500 và Ximăng vào các vết nứt (nếu có).

Bước 3: Sơn lót sơn GP400

  • Sơn lót 01 lớp GP400 để kháng kiềm, chống rêu mốc lên bề mặt, tăng khả năng bám dính cho GE436 (GP400 có độ dày khoảng 0,15 mm).
  • Để khô 12 giờ.

Bước 4: Chống thấm đồng bộ

  • Dùng rulô, chổi cọ lăn phủ 02 lớp GE436, các lớp cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Nếu độ ẩm cao, thời gian cách giữa hai lớp có thể lớn hơn.
  • Kỹ thuật thi công sơn rất quan trọng, để cho màng sơn bám chắc không sơn quá dày. Trung bình độ dày cho mỗi lớp sơn khoảng 0,10 – 0,15 mm.

Lưu ý:

  • Không dùng GE436 vào những bề mặt có hiện tượng thấm nước từ dưới lên, cần phải quét 02-03 lớp GL500 trước khi thi công sơn.
  • Không dùng cho những bề mặt nằm ngang, nơi đi lại, nước trũng vì bản chất GE436 chịu ma sát kém.

3. CHỐNG THẤM TƯỜNG ĐỨNG TUYỆT HẢO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÉP

Quy trình gồm 5 bước:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

  • Tẩy bỏ các lớp không bám chắc trên bề mặt.
  • Dùng bàn chải sắt chà cho sạch các lớp tạp chất bám trên bề mặt.
  • Dùng giấy giáp, đá mài ráp phẳng bề mặt.
  • Dùng giẻ ẩm vệ sinh sạch, để khô.

Bước 2: Xử lý cục bộ

  • Đục mở các vết nứt theo hình chữ V (nếu có).
  • Áp dụng GL500 và Ximăng vào các vết nứt (nếu có).

Bước 3: Chống thấm đồng bộ 02 lớp (lần 1)

  • Dùng GL500 được trộn với xi măng theo tỷ lệ 1:1, dùng rulô hoặc chổi cọ quét phủ đều trên toàn bộ bề mặt diện tích cần chống thấm, phủ 02 lớp (các lớp cách nhau sau 12 giờ).

Bước 4: Sơn lót sơn GP400

  • Sơn lót 01 lớp GP400 để kháng kiềm, chống rêu mốc lên bề mặt, tăng khả năng bám dính cho GE436 (GP400 có độ dày khoảng 0,15 mm).
  • Để khô 12 giờ.

Bước 5: Chống thấm đồng bộ 02 lớp hoàn thiện (lần 2)

  • Dùng rulô, chổi cọ lăn phủ 02 lớp GE436 các lớp cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Nếu độ ẩm cao, thời gian cách giữa hai lớp có thể lớn hơn.
  • Kỹ thuật thi công sơn rất quan trọng, để cho màng sơn bám chắc không sơn quá dày. Trung bình độ dày cho mỗi lớp sơn khoảng 0,10 – 0,15 mm.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *