Hướng dẫn chi tiết các bước chống thấm sàn mái sân thượng, sê nô, phòng vệ sinh, bể nước, tầng hầm,…

Vấn đề thấm dột luôn là đề tài được quan tâm hàng đầu của các chủ nhà (hoặc chủ đầu tư) cho công trình của mình. Công tác chống thấm ngay từ ban đầu sau khi hoàn thiện phần bê tông vẫn là thời điểm thích hợp nhất để chống thấm.Tránh trường hợp để xảy ra hiện tượng thấm dột rồi mới tìm biện pháp thì chi phí sẽ đội lên rất nhiều lần, lại còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc kinh doanh của quý khách hàng.

Vậy nên Công ty SONGOD xin tư vấn đầy đủ các bước chống thấm sau khi hoàn thiện phần bê tông cho các chủ nhà cũng nắm rõ, nếu chủ nhà nào đã để xảy ra hiện tượng thấm thì vui lòng liên hệ hotline để khảo sát và đưa ra phương án xử lý hiệu quả, còn riêng bài này để hướng dẫn chủ nhà chống thấm ngay từ đầu khi còn thi công công trình.

ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC NẰM DƯỚI ĐẤT NHƯ TẦNG HẦM, HỐ THANG MÁY, …

Đầu tiên phải xét đến hạng mục chống thấm đấy là hạng mục nào, nằm ở vị trí nào của ngôi nhà? Nếu những phần cần được chống thấm nằm dưới lòng đất thì cần thiết phải tăng cường phụ gia chống thấm ngay khi đổ bê tông. Vì sao phải như vậy? Vì việc chống thấm ngược là một công việc tương đối khó và không chắc chắn mang lại hiệu quả cao, hơn nữa giá thành cũng khá cao. Tuy nhiên vẫn có thể bỏ qua bước tặng phụ gia chống thấm vào bê tông trong trường hợp khu đất ở vị trí khô ráo, lớp bê tông đủ độ dày, đủ mác, và không bị phồng rộp.

Hình minh họa chống thấm hố thang máy

Sau khi hoàn thành lớp bê tông thì chúng ta cần chống thấm trực tiếp lên bê tông để đạt được chất lượng chống thấm tốt nhất. Loại vật liệu nên dùng là chống thấm trộn với xi măng (hay còn gọi là chất chống thấm gốc xi măng). Sau khi chống thấm bằng loại vật liệu này thì quý khách có thể cán vữa bảo vệ và chống thấm thêm bằng loại chống thấm có màu để đi lại và tạo thẩm mỹ. Loại vật liệu bên trên có thể là Epoxy hoặc gạch, đá,… tùy theo từng hạng mục mà có thể linh động sử dụng.

ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC TIẾP XÚC VỚI THỜI TIẾT NHIỀU NHƯ SÀN MÁI SÂN THƯỢNG, BAN CÔNG

Đối với hạng mục này, qua thời gian sẽ có những tác động re nứt li ti gây ra thấm dột cho công trình. Công tác chống thấm hạng mục này tuy dễ thực hiện nhưng thường chịu sự tác động lớn của thời tiết, địa chất, kết cấu công trình. Hạng mục này cũng chống thấm bằng loại vật liệu gốc xi măng trực tiếp lên bê tông, sau đó cán vữa bảo vệ và thực hiện ốp lát tạo bề mặt để đi lại, hoặc lợp vảo vệ lên trên.

ĐỐI VỚI TOILET

Vì đặc điểm của toilet là diện tích nhỏ và độ ẩm cao nên sẽ có sự khác biệt so với các hạng mục bên trên. Diện tích nhỏ lại luôn luôn giữ ẩm nên toilet thường không cần loại gia cường chống rạn nứt cho toàn bộ sàn toilet mà chỉ cần chú ý vào các góc và chân tường. Tuy nhiên toilet hiện nay sử dụng nước nóng lạnh nên các cổ ống xuyên sàn thường xuyên co giãn theo nhiệt độ của nước. chính vì vậy rất dễ thấm tại vị trí này. Do đó đối với toilet cần chú ý cổ ống xuyên sàn.

 

TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM CẦN CHÚ Ý CÁC ĐIỂM SAU

– Bước vệ sinh bề mặt: Tuy không được nhiều đơn vị chú trọng nhưng đây là bước được xem là quan trọng nhất trong quá trình chống thấm. Để lớp chống thấm có thể tiếp xúc trực tiếp với bê tông thì khâu vệ sinh là mấu chốt. Cần đục bỏ những lớp bavia không bám chắc trên bê tông, xử lý các khuyết điểm của bê tông như rổ, nứt trước khi thi công chống thấm. Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết về quy trình xử lý vết nứt chống thấm của công ty chúng tôi.

– Khi quét các lớp chống thấm: Các lớp chống thấm cần được quét vuông góc với nhau. Đối với các vị trí yếu (là vị trí dễ xảy ra hiện thượng thấm) thì cần được gia cường bằng loại vật liệu chống rạn nứt và quét nhiều lớp chống thấm đè lên sao cho lấp hẳn lớp gia cường. Bên cạnh đó các chân tường cần được quét chống thấm cao lên ít nhất 20cm (có thể cao hơn tùy từng trường hợp cụ thể) để tránh tình trạng chân tường hút nước và ngấm lên tường.

– Khi thi công cũng cần lưu ý thi công theo kiểu cuốn chiếu, tránh giẫm chân lên khu vực vừa thi công.

– Việc bảo dưỡng các hạng mục đã chống thấm: Đây là khâu thường bị bỏ quên nhất trong khi thực hiện chống thấm. Bảo dưỡng bằng nước mỗi sáng, chiều, ít nhất trong 3 ngày và  phải cán vữa tạo dốc trong vòng từ 5 ngày sau đó. Trường hợp nắng nóng, cần dùng bao bố ướt phủ bề mặt (không dùng tấm nylông không thoát hơi).

Đặc biệt lưu ý với chủ nhà, lớp chống thấm trên chỉ có tác dụng tạo màng chống thấm và không có khả năng chịu lực, chịu tia UV nên cần phải cán vữa xi măng để phủ lên trên làm lớp bảo vệ.

Sau khi cán vữa thì chủ nhà có thể dùng một trong các cách sau:

– Lợp tole hoặc ngói bên trên mái để bảo vệ lớp chống thấm được lâu.

– Lát gạch hoặc đá để tạo khuôn viên đi lại, vui chơi trên sân thượng.

– Sơn Epoxy để tạo thẩm mỹ và độ cứng cần thiết đối với tầng hầm để xe.

– Chống thấm gốc PU trên sân thượng để tạo thẩm mỹ và đi lại.

Trên đây là kinh nghiệm thi công và xử lý chống thấm của chúng tôi, kính mong quý khách có thể hiểu thêm về công tác chống thấm và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội chống thấm được thi công tốt nhất cho quý khách hàng.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *